1.
Nhiễm
trùng tai
Ngoài cảm giác đau thì nhiễm
trùng tai còn xuất hiện triệu chứng: có nước hoặc mủ chảy từ trong tai ra
ngoài. Nhiễm trùng tai ngoài và nhiễm trùng tai giữa (nhiễm trùng các bộ phận
trong tai, phía sau màng nhĩ) là nguyên nhân phổ biến gây đau tai. Nhiều trường
hợp, nhiễm trùng có thể tự khỏi sau vài ngày, vài tuần mà không cần điều trị, nhưng
một số khác thì cần dùng thuốc nhỏ tai hoặc kháng sinh.
2.
Viêm
tai keo
Viêm tai keo (OME) là sự
tích tụ chất lỏng sâu bên trong tai, thường gây nghe kém tạm thời. Thường thì người
bệnh không cảm thấy đau, nhưng đôi khi áp lực của chất lỏng có thể gây đau tai.
3.
Chấn
thương bên trong tai
Đau tai có thể do chấn
thương bên trong tai – ví dụ, lấy ráy tai bằng tăm bông hoặc chọc một tăm bông
quá sâu vào tai, gây thủng màng nhĩ.
Các ống tai rất nhạy cảm
và dễ bị tổn thương. Tai có thể tự chữa lành mà không cần điều trị, nhưng phải
mất đến 2 tháng nếu bạn bị thủng màng nhĩ. Nếu rơi vào trường hợp này, không
nên sử dụng thuốc nhỏ tai.
Dùng tăm bông ngoáy tai dễ gây đau tai
4.
Ráy
tai hoặc có vật lạ bên trong tai
Ráy tai tích tụ hoặc có dị
vật bên trong tai đôi khi có thể gây đau tai. Nếu phát hiện có gì đó bên trong
tai gây đau, đừng cố tự lấy chúng ra ngoài bởi bạn sẽ chỉ khiến nó vào trong
tai sâu hơn, có thể khiến cho màng nhĩ bị hỏng. Nếu gặp phải trường hợp này,
hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa.
5.
Nhiễm
trùng cổ họng
Đau ở tai, kèm theo đau họng
và đau khi nuốt có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng cổ họng như: viêm amidan
hoặc sưng họng. Ở một số trường hợp, viêm amidan sẽ tự khỏi sau vài ngày mà
không cần dùng kháng sinh, nhưng nếu bị sưng họng thì bạn cần gặp bác sĩ càng sớm
càng tốt.
6.
Có vấn
đề dưới hàm
Đau tai đôi khi được gây
ra bởi vấn đề ở khớp xương hàm. Điều này được gọi là đau khớp thái dương và có
thể do vấn đề như viêm khớp hay nghiến răng gây ra.
Đau hàm thường được điều
trị bằng thuốc giảm đau, chườm nước ấm hoặc nước lạnh. Đồng thời, bạn cố gắng đừng
nghiến chặt quai hàm và nghiến răng nhé!
7.
Áp xe
răng
Áp xe răng là trường hợp một
răng nào đó bị đau, kèm theo sưng trong miệng và có dấu hiệu tụ mủ hay chảy mủ.
Bệnh này thường do biến chứng của nhiễm trùng răng miệng, sâu răng. Các triệu
chứng cơ bản là đau răng, có thể đau nhói và dữ dội, đôi khi đau lên tai. Nếu bị
áp xe răng, hãy gặp bác sĩ để loại bỏ các ổ áp xe và mủ.
Áp xe răng có thể gây đau tai
Giảm đau tai hiệu quả bằng sản phẩm thảo dược thiên nhiên
Trên đây là 7 nguyên nhân thường
gây ra cơn đau ở tai. Để điều trị bệnh thì cần tìm ra nguyên nhân. Do đó, khi bị
đau tai, hãy đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có
phương pháp điều trị kịp thời.
Ngoài ra, để giảm cơn đau
tai, cải thiện tình trạng viêm bên trong tai, hiện nay, nhiều người có xu hướng
sử dụng sản phẩm thảo dược. Điển hình trong số đó là thực phẩm chức năng chứa
thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp với vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử,
đan sâm, thục địa… có tên Kim Thính. Sản phẩm này đã được chứng minh là có tác
dụng tốt trong việc giảm đau tai, giảm viêm, ngăn ngừa viêm tai tái phát, cải
thiện sức nghe. Đồng thời Kim Thính cũng giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và tránh xa máy trợ thính ở các
trường hợp bị ù tai, điếc tai, nghe kém… một cách hiệu quả.
Để hiểu rõ hơn về thành phần và
công dụng của sản phẩm Kim Thính, hãy theo dõi video sau:
Tìm chính xác và loại bỏ
nguyên nhân gây bệnh chính là cách điều trị đau tai tốt nhất. Đồng thời, bạn
có thể sử dụng thực phẩm chức năng Kim Thính mỗi ngày để giảm cơn đau tai, duy
trì sức nghe nhé!
Anh Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét