Viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa ứ dịch
là các bệnh hay xuất hiện vào mùa hè ở những người đi bơi và tắm biển. Bệnh
không khó chữa nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm nếu để lâu
ngày.
Viêm tấy ống tai ngoài do tắm biển
Xúc cát, đắp cát, ném cát luôn là những
trò chơi không thể thiếu ở bãi biển. Trò đón sóng, nhảy sóng cũng thật hấp dẫn.
Thế nhưng những hạt cát nhỏ rất dễ lọt vào ống tai do lẫn trong sóng nước (nước
càng gần bờ càng lẫn nhiều cát). Bạn cũng dễ đưa bàn tay dính cát lên ngoáy tai
khi có nước đọng, làm da ống tai vốn rất nhạy cảm sẽ bị xước, gây viêm tấy.
Viêm tấy ống tai ngoài thường không
gây sốt cao, nhưng bệnh nhân đau nhức dữ dội, tăng nhanh, nhất là về đêm, khi
nhai, khi ngáp. Cùng với đau tai là cảm giác đầy, bít, nút tai, thường có ù tai
và nghe kém. Bệnh không thể tự khỏi. Sau 2-3 ngày, đau thành dữ dội, chạm vào nắp,
vành tai cũng đau, không nằm nghiêng được phía bên tai đau; nghe kém và ù tai
rõ, rất khó chịu. Nhìn có thể thấy cửa ống tai sưng, nề, đỏ, lấp hẹp lỗ tai, có
chảy dịch như mủ.
Cần nhớ: Không được dùng que bông (dù
đã diệt khuẩn) lau, ngoáy ống tai vì các hạt cát sẽ gây xước và nhiễm khuẩn
thêm. Chỉ cần nhỏ tai với dung dịch cloramphenicol hay dexclor (có bán ở các cửa
hàng thuốc) ngày vài lần, mỗi lần trên 5 giọt cho chảy tràn qua lỗ tai.
Khi có nước biển đọng trong ống tai,
nên nghiêng đầu ngay sang một bên, day nhẹ nắp ống tai để nước lẫn cát tự chảy
ra. Nếu có nhiều cát trong ống tai (ném cát) dùng bơm tiêm (bỏ kim nhọn, cứng)
hút đầy nước lọc, bơm nhẹ cho nước chảy vào ống tai, tự cuốn cát ra để không
gây xước.
Viêm tai do đi bơi và tắm biển
Viêm tai giữa ứ dịch
Trong khi bơi lội, trẻ em, người mới
tập bơi thường hay bị sặc nước gây ho do nước lạc sang thanh khí quản, lên mũi
xoang gây cay, hắt hơi, xì mũi. Nước cũng có thể lên tai gây viêm tai giữa ứ dịch.
Bệnh không gây đau tai rõ rệt, chỉ có lúc đau nhói trong vài ngày đầu. Nó gây
khó chịu ở một hoặc cả hai tai: có tiếng lùng bùng hay óc ách; ù tai; nghe
không rõ vì có cảm giác bít, tắc trong tai; nghe tiếng mình nói không thật như
nghe qua micro (tiếng tự vang). Sau một vài ngày, các triệu chứng trên qua đi,
có thể vẫn thấy ù tai và nghe kém.
Nguyên nhân gây bệnh: Tai giữa có một
ống nhỏ thông với mũi họng gọi là vòi tai. Khi ta nuốt hay ngáp, ta thấy có tiếng
động nhỏ ở tai do lỗ vòi tai được mở ra để thực hiện thông khí với bên ngoài, bảo
đảm cho chức năng dẫn truyền âm thanh từ tai ngoài qua màng nhĩ, hòm tai vào đến
bộ phận thần kinh tiếp nhận nghe ở tai trong. Khi lỗ vòi tai bị tắc (trong bơi
lội do bị sặc nước lâu hay do lặn sâu...), chức năng nghe sẽ bị ảnh hưởng.
Viêm tai giữa ứ dịch không có triệu
chứng cấp tính; ngay cả nếu được khám tai cũng thấy màng tai có vẻ bình thường,
không thủng, chỉ hơi lõm vào. Do đó, bệnh thường dễ bị bỏ qua, nhất là với trẻ
em hoặc khi chỉ bị một bên.
Tuy âm ỉ nhưng bệnh này có thể dẫn tới
các biến chứng như nghe kém tăng dần, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây
nghe kém nặng, điếc, rất khó xử lý. Do đó, khi trẻ đang tập bơi hoặc bơi lội, nếu
thấy có các dấu hiệu đã nêu trên, cần cho trẻ nghỉ một vài ngày; hướng dẫn trẻ
tự làm thông vòi tai bằng cách: Lấy ngón tay bịt chặt 2 lỗ mũi, nuốt nước bọt để
tạo áp lực mở vòi. Thử làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần nuốt vài lượt. Nếu thấy
tiếng động trở lại ở tai thì có thể làm ngược lại, bịt chặt 2 lỗ mũi, phòng mồm,
mím miệng chặt thổi hơi để hơi đẩy qua lỗ vòi lên tai (thấy tiếng động rõ hơn,
có thể có ù tai nhẹ một lúc). Khi lỗ vòi tai thông, tiếp tục làm thêm vài lần để
các triệu chứng khó chịu ở tai hết hẳn.
Nếu sau 1-2 ngày, lỗ vòi tai không
thông trở lại, các triệu chứng vẫn tồn tại, đặc biệt nghe kém, ù tai tăng (nếu
chỉ bị một tai cần thử bằng nghe tín hiệu pít, pít... ở điện thoại lần lượt từng
tai để so sánh), cần đến thầy thuốc tai mũi họng khám để xác định bệnh, đo
thính lực, nhĩ đồ để xem mức độ và có biện pháp xử lý. Nếu đến sớm, chỉ cần thực
hiện bơm hơi vòi tai vài ngày sẽ khỏi.
Thảo dược – Hỗ trợ điều trị viêm tai, tăng cường thính lực
Những hậu quả nghiêm trọng
của viêm tai giữa hoàn toàn có thể phòng tránh nếu được điều trị kịp thời và
chính xác. Do đó, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ mình hoặc con bạn
mắc bệnh này nhé!
Ngoài ra, những người bị bệnh
này ở Việt Nam hiện nay có xu hướng sử dụng thảo dược. Đặc biệt là sản phẩm thảo
dược thành phần chính từ cây cối xay như thực phẩm chức năng Kim Thính. Từ xa
xưa, ông cha ta không những đã sử dụng cây cối xay để điều trị các bệnh như
viêm tuyến mang tai, tật điếc, ù tai, đau tai… mà còn để chữa bệnh viêm tai giữa
vì tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm thiểu nhanh chóng tình trạng viêm, nhiễm
của loại thảo dược này. Bên cạnh cây cối xay, sản phẩm Kim Thính còn được kết hợp
thêm vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… giúp giảm viêm nhiễm ở
tai, tăng tuần hoàn máu, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm tai và các bệnh về
tai khác một cách hiệu quả, mà không cần sử dụng máy trợ thính.
Về hiệu quả phòng ngừa
và hỗ trợ điều trị viêm tai cũng như các bệnh về tai khác, thực phẩm chức năng
Kim Thính được nhiều chuyên gia đánh giá cao, dưới đây là ý kiến của PGS.TS
Nguyễn Hoàng Sơn:
Để không bị nghe kém, ù
tai thì việc điều trị viêm tai giữa là điều cần thiết và sử dụng Kim Thính là
biện pháp đơn giản mà hiệu quả.
Anh Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét