Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

ĐỪNG ĐỂ BỊ ĐIẾC CẢ ĐỜI CHỈ VÌ ĐIỀU NÀY!

Nhiều người mắc các chứng bệnh nghiêm trọng trong ống tai chỉ vì lấy ráy tai khi đi hớt tóc hoặc thói quen ngoáy tăm bông sau khi tắm. Bạn phải làm gì để không gây bệnh cho tai.
Suýt điếc vì ráy tai
Chị Nguyễn Thị Vân (ở Bắc Ninh) chia sẻ, con trai chị sợ ngoáy tai từ bé. Mỗi khi tắm cho con, chị chỉ rửa bên ngoài để vệ sinh tai cho con, hoặc chờ con ngủ thì nhỏ nước muối vào tai rồi lấy khăn xô lau nhẹ. Một đêm con đang ngủ bỗng dậy khóc kêu đau tai, vợ chồng chị cuống quít đưa con vào viện. Sau một hồi soi khám, bác sĩ bảo bé đã bị viêm ống tai nặng do ráy tai quá nhiều gây bít tắc. Có thể vì khó chịu nên con dùng ngón tay hay vật gì đó ngoáy vào khiến ống tai bị trầy xước gây viêm.
Nhiều người có thói quen dùng bông tăm, chìa khóa ngoáy lỗ tai cho đã ngứa. Dễ gặp nhất là mấy anh hay đi cắt tóc, sẵn nhờ thợ lấy ráy tai bằng hàng tá dụng cụ, trông có vẻ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cũng từ đây đã có trường hợp gây ra tổn thương cho tai như trầy xước, thủng màng nhĩ, làm mất thính giác thậm chí không kịp thời vào viện có thể điếc.
Theo bác sĩ Duy Quang, Khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện E, Hà Nội), ráy tai có chức năng bảo vệ, chống nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn, chống sốc với các âm thanh quá lớn. Bình thường tai có cơ chế làm sạch tự nhiên, đẩy ráy tai ra phần tai ngoài, tự khô rồi bong ra. Hoặc khi chúng ta nói và nhai cũng là hỗ trợ quá trình đẩy ráy tai ra ngoài, và ta chỉ cần nhẹ nhàng lấy khăn sạch để lau.
Vì vậy lấy ráy tai là không cần thiết, mà còn có hại (nhất là với trẻ em) vì phần lớn người dân không hiểu giải phẫu của ống tai nên có thể chọc phải màng nhĩ gây thủng. Lấy đi lượng ráy tai tự nhiên còn làm giảm khả năng đề kháng của tai trước tác nhân vi khuẩn, cũng làm tăng khả năng viêm nhiễm.
Việc dùng tăm bông lấy ráy tai tuy dễ chịu, nhưng hầu hết người dân không lấy đúng kỹ thuật, còn đẩy ráy tai vào sâu sát vào màng nhĩ, gây ù tai, đau tai, nghe kém. Phần da ở ống tai cũng mỏng, nếu dùng vật nhọn chọc, ngoáy dễ bị tổn thương, trầy xước, tăng nguy cơ viêm nhiễm ống tai.

Khi thấy ráy tai tích tụ nhiều, khó chịu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy ráy tai. Ảnh: T.G
Khi thấy ráy tai tích tụ nhiều, khó chịu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy ráy tai.
Lấy ráy tai sao cho đúng?
Cũng theo bác sĩ Duy Quang, lấy ráy tai cần đúng cách, khi làm sạch cần thận trọng, dụng cụ đảm bảo vệ sinh để tránh lây bệnh truyền nhiễm và không được lạm dụng việc lấy ráy tai. Các loại tăm bông chỉ dùng để vệ sinh phần vành tai phía ngoài của ống tai, không nên chọc vào trong ống tai.
Nếu tắm mà bị nước vào tai, hãy nghiêng đầu lắc nhẹ cho nước ra ngoài, rồi lau khô bằng khăn bông, hoặc dùng tăm bông sạch xoay nhẹ nhàng bên ngoài ống tai.
Khi ngứa trong tai, có thể gãi nhẹ ở cửa tai để giảm ngứa. Không nên dùng vật gì để ngoáy vì càng ngoáy càng ngứa.
Nếu ráy tai tiết ra quá nhiều, hoặc ráy tiết khô, hay quá dính… và kết thành khối bít gọi là “nút ráy tai”, gây ù tai, nghe kém, ngứa tai, chóng mặt, đau, hoặc ho… thì cần đi bệnh viện để bác sĩ lấy ra kịp thời, tránh bị viêm ống tai.
Nếu trẻ có ráy tai cứng, cha mẹ nên nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để ráy tai mềm hơn. Hoặc dùng vòi tắm, bơm tiêm xịt nước ấm vào trong tai (với áp lực rất nhẹ để không làm vỡ màng nhĩ), cho ráy tai mềm ra, rồi nghiêng tai là nước chảy ra, kéo theo ráy tai ra ngoài. Sau đó dùng tăm bông nhẹ nhàng xoay tròn phía bên ngoài (tuyệt đối không đưa sâu vào bên trong) để lau khô.
Nếu làm các cách trên ráy tai vẫn không sạch, gây ngứa, khó chịu thì tới bác sĩ chuyên khoa có đủ các dụng cụ lấy dị vật và máy hút y tế lấy sạch “nút ráy tai” nhẹ nhàng, an toàn.
Ở mọi lứa tuổi không nên tự ý ngoáy tai, đặc biệt người lớn không nên để trẻ em bắt chước vì tai của trẻ mỏng manh dễ bị tổn thương. Tốt nhất khi thấy ráy tai tích tụ nhiều, khó chịu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để kiểm tra, rửa hoặc dùng dụng cụ chuyên khoa để lấy ráy tai ra. Nếu màng nhĩ không có bệnh lý bệnh nhân sẽ được kê đơn mua thuốc nhỏ tai để làm mềm ráy tai, giúp cơ thể đẩy ráy tai ra ngoài rồi lau sạch. Vài tháng một lần nên đi làm sạch tai.
Những người có cơ địa nhạy cảm với thuốc nhỏ tai cần ngừng ngay nếu thấy tai có biểu hiện ngứa, đau, nổi mẩn sau khi nhỏ thuốc.
Để không bị điếc tai, đừng lấy ráy tai và sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên
Theo những phân tích trên, lấy ráy tai có thể gây điếc tai. Do vậy, để không rơi vào tình trạng điếc, hãy đừng lấy ráy tai, đồng thời đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược như cách mà nhiều người Việt Nam hiện nay đã áp dụng và cho hiệu quả ngoài mong đợi.
Tiêu biểu cho dòng sản phẩm thảo dược thiên nhiên hiện có trên thị trường phải kể đến thực phẩm chức năng Kim Thính. Sản phẩm với thành phần chính chiết xuất từ cây cối xay, kết hợp cùng với đan sâm, bổ cốt toái, thục địa, câu kỷ tử, vảy ốc… Sự phối hợp này đã tạo ra một bài thuốc toàn diện giúp những người bị điếc tai phục hồi thính lực, tăng cường sức nghe, loại bỏ ù tai; phòng ngừa các yếu tố khiến thính lực bị suy giảm như tiếng ồn, tuổi tác, một số chất kích thích như bia, rượu, caffeine… Bên cạnh đó, Kim Thính cũng có hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh điếc tai đột ngột, nghe kém, đau tai, chứng ù tai và các bệnh về tai khác.
Kết quả hình ảnh cho kim thính
Kim thính – Lựa chọn hiệu quả cho những người bị nghe kém
Để yên tâm sử dụng sản phẩm Kim Thính, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia qua video dưới đây:
Ngoài việc đừng lấy ráy tai thì sử dụng sản phẩm thảo dược như Kim Thính cũng là một cách hay để phòng ngừa điếc tai một cách đơn giản, tiết kiệm, cho hiệu quả cao.

Thùy Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét