Khi
thuốc nhỏ tai ngấm vào tai trong sẽ phá hủy tế bào nghe dẫn tới điếc, người ta
còn gọi là hiện tượng nhiễm độc tai (ear poisoning).
Ai
cũng biết thuốc là con dao hai lưỡi, bên cạnh tác dụng chữa bệnh nó còn có những
tác dụng phụ hay những tác dụng không mong muốn. Các nhà khoa học đã chứng minh
có những loại thuốc rất độc với tế bào nghe. Kháng sinh họ aminoglycosides
(Gentamicine, Néomycine, Amikacine…). Bạn hãy thận trọng vì nhiễm độc dòng
kháng sinh này không chỉ gặp khi dùng thuốc đường toàn thân (tiêm, truyền) mà
còn có thể xảy ra khi dùng thuốc tại chỗ (nhỏ vào tai khi màng nhĩ thủng). Một
số thuốc nhỏ tai có chứa loại kháng sinh này. Một số thuốc lợi tiểu như
furosémide, acide étacrynique… Thuốc điều trị ung thư dòng cisplatine. Các dẫn
xuất của quinine, acide acétylsalicylique.
Thuốc ảnh hưởng đến thính lực như
thế nào?
Khi
ngấm vào tai trong các thuốc này sẽ phá hủy tế bào nghe dẫn tới điếc, người ta
còn gọi là hiện tượng nhiễm độc tai (ear poisoning). Mức độ tổn thương của tai
trong phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng và tùy thuộc phản
ứng của từng cá thể với thuốc.
Nguy
cơ điếc do nhiễm độc thuốc có thể xuất hiện ngay khi bắt đầu sử dụng thuốc cho
tới khi dừng quá trình điều trị khoảng 2 đến 6 tuần. Khởi đầu bệnh nhân thường
ù tai và cảm giác chóng mặt sau đó xuất hiện nghe kém. Một số trường hợp bệnh
nhân xuất hiện nghe kém đồng thời với ù tai. Người bệnh thường than phiền có tiếng
ù trong tai với âm cao như ve kêu, gió rít… Cảm giác chóng mặt đôi khi không xuất
hiện hoặc chỉ chếnh choáng nhẹ nhưng cũng có trường hợp chóng mặt quay dữ dội.
Nghe kém cũng ở nhiều mức độ khác nhau, đôi khi người bệnh chỉ thấy ù tai mà
không cảm thấy nghe kém, cá biệt có trường hợp điếc trắng cả hai tai. Sự nhiễm
độc này thường xảy ra ở cả hai tai một cách cân xứng, tuy nhiên trường hợp nhiễm
độc do dùng thuốc nhỏ tai thì tổn thương sức nghe chỉ xảy ra ở bên có nhỏ thuốc.
Thăm
khám tai-mũi-họng thường không phát hiện tổn thương ở tai ngoài, màng nhĩ cũng
như tai giữa. Chỉ khi đo thính lực đơn âm ta mới thấy ngưỡng nghe bị giảm, chủ
yếu ở vùng tần số cao (8000 Hz), xu hướng cân xứng hai tai. Ở trẻ nhỏ, nhiễm độc
tai trong do thuốc thường được phát hiện muộn. Nghe kém nhiều gây ảnh hưởng đến
phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Ảnh minh họa
Làm gì để hạn chế tác dụng có hại của
thuốc với thính lực?
Về
các tác dụng có hại của thuốc, các hãng dược trên thế giới luôn cố gắng tìm ra
những dẫn xuất hoặc những loại thuốc thay thế ít tác dụng phụ hơn. Trên thực tế
điều trị, các bác sĩ cũng luôn cân nhắc giữa mặt lợi và hại của thuốc trên từng
trường hợp cụ thể nhưng đôi khi vẫn phải chấp nhận sử dụng vì sự an toàn tính mạng
của người bệnh.
Về
phía người bệnh, nên thận trọng hơn khi dùng các thuốc mà không theo sự kê đơn
của bác sĩ. Hàng năm, các bệnh viện tai-mũi-họng đã phải tiếp nhận không ít những
trường hợp điếc tai trong do dùng thuốc nhỏ tai không đúng chỉ định. Trên thị
trường có bán rất nhiều thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh dòng aminoside (như
polidexa, néodexa…). Những thuốc này chỉ được nhỏ tai trong trường hợp viêm ống
tai ngoài và màng nhĩ kín. Chúng bị cấm dùng khi màng nhĩ bị thủng vì thuốc sẽ
qua lỗ thủng vào tai giữa và tác động trực tiếp tới các tế bào nghe ở tai
trong. Nghe kém do nhiễm độc thuốc nhỏ tai có thể xảy ra ngay sau khi dùng thuốc
nhưng một số trường hợp ù tai và nghe kém xuất hiện sau khi đã ngừng nhỏ thuốc
vài tuần.
Ðiều trị nhiễm độc tai do thuốc
Những
tổn thương mà các thuốc độc với tai trong gây ra cho tế bào nghe khó có khả
năng hồi phục. Cho đến nay việc điều trị điếc do nhiễm độc thuốc vẫn là câu hỏi
khó với y học.
Khi
biểu hiện của nhiễm độc thuốc với tai trong xuất hiện, bạn nên báo cho bác sĩ
biết. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi và hại để quyết định tiếp tục liệu trình điều
trị hay nên dừng lại. Nhưng việc ngừng điều trị này cũng không đảm bảo được quá
trình nhiễm độc tai trong sẽ dừng lại hay vẫn tiếp diễn một thời gian nữa (có
thể tới 6 tuần sau khi ngừng thuốc).
Hiện
vẫn chưa có một loại thuốc nào thực sự có hiệu quả trong việc điều trị nhiễm độc
tai do thuốc. Nếu nghe kém nhiều, ảnh hưởng tới giao tiếp thì nên dùng máy trợ
thính. Máy trợ thính không chỉ hỗ trợ nghe mà còn giúp giảm ù tai.
Một
số trường hợp điếc nặng và sâu cả hai tai mà máy trợ thính không có tác dụng
thì còn một giải pháp nữa là phẫu thuật cấy điện cực ốc tai. Nhưng phẫu thuật
này có giá rất cao và sau phẫu thuật để hiểu được lời nói người bệnh phải theo
những khoá huấn luyện đặc biệt, kéo dài tới hàng năm. Chính vì phương pháp điều
trị này công phu, giá cao và kéo dài nên không phải người bệnh nào cũng có khả
năng thực hiện.
Đẩy lùi ù tai, điếc tai nhờ sản phẩm
thảo dược thiên nhiên
Bên
cạnh việc sử dụng thuốc tây gây độc cho thính giác thì những nguyên nhân khác
như: nhiễm trùng tai, bệnh về mạch máu… cũng dẫn đến đến nghe kém, ù tai, điếc
tai. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe thính giác, hiện nay ở Việt Nam nhiều người đã và
đang tin tưởng lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược.
Tiêu
biểu trong số đó phải kể đến là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính từ
cây cối xay, kết hợp với nhiều dược liệu quý như câu kỷ tử, đan sâm, thục địa,
vảy ốc, bổ cốt toái… mang tên Kim Thính. Sản phẩm có tác dụng tốt trong việc
thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường bổ sung dưỡng chất cho tế bào thần kinh
thính giác, cải thiện sức nghe, tăng cường thính lực; phòng ngừa, hỗ trợ điều
trị nghe kém, ù tai, điếc tai… và một số bệnh về tai khác. Sản phẩm đặc biệt
phù hợp cho những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với tiếng
ồn lớn và người cao tuổi bị nghễnh ngãng.
Nhiều
người đã sử dụng Kim Thính cho hiệu quả tốt, trường hợp trong video dưới đây là
một điển hình:
Để
không phải đối mặt với những hệ lụy do điếc tai, hãy bảo vệ và cải thiện sức
nghe của mình ngay từ bây giờ bằng cách sử dụng thuốc hợp lý, theo hướng dẫn.
Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng thực phẩm chức năng Kim Thính mỗi ngày - cách
đơn giản nhiều người đã áp dụng thành công.
Anh Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét